Ông mụ của những loài cá quý
Trễ kinh không phải lúc nào cũng là dấu hiệu mang thai. Theo trung tâm y tế học thuật Mayo Clinic (Mỹ), các yếu tố khác cũng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều, chẳng hạn như mức độ căng thẳng cao, tập thể dục quá mức hoặc sụt cân nghiêm trọng.Anh Bùi Quang Huy yêu cầu sáng tạo hơn trong xây dựng nông thôn mới
Vòng loại khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên của giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO sẽ diễn ra từ ngày 10.1 đến 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang (Khánh Hòa). Khu vực này có 6 đội bóng sinh viên tham dự, gồm: Trường ĐH Nha Trang, Trường ĐH Khánh Hòa, Trường CĐ Du lịch Nha Trang, Trường ĐH Thái Bình Dương, Trường ĐH Quy Nhơn và Trường ĐH Đà Lạt. Các đội sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn để chọn ra 4 đội vào bán kết và chung kết. Đội thắng cuộc sẽ giành vé vào vòng chung kết tổ chức tại TP.HCM.HLV Nguyễn Văn Luận chia sẻ, "Với quyết tâm lấy chiếc vé duy nhất để dự vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 Cúp THACO, từ khi có kế hoạch của Ban tổ chức, nhà trường đã nhanh chóng triển khai các công tác tổ chức tập luyện. Các cầu thủ của đội đa số đã được tham dự mùa giải đầu, năm nay các em đã có sự kết nối với nhau cũng như "cứng cáp" hơn. Những ngày cuối năm, thời tiết Đà Lạt mưa nhiều, khó tập luyện trên sân nên những ngày mưa tôi cho các em tập thể lực, cơ... Còn những lúc thời tiết thuận lợi tôi cho các em tập các bài tập phối hợp tấn công, sút cầu môn để cải thiện khả năng dứt điểm".Trưởng đoàn Trường ĐH Đà Lạt , thầy Trần Quốc Hùng chia sẻ, "Đặc trưng của người Đà Lạt là hiền hòa, thanh lịch, mến khách. Trường ĐH Đà Lạt ngoài các sinh viên các tỉnh khác còn có nhiều sinh viên là người đồng bào cũng như người địa phương, nên khi tham gia giải đấu ngoài mong muốn đạt thành tích tốt, trường còn muốn lan tỏa phong cách hiền hòa, thân thiện, mến khách của người Đà Lạt".Đội trưởng, Thủ môn Trần Việt Quốc Định, cho biết từ ngày biết lịch thi đấu toàn đội đã rất háo hức tập luyện. Các cầu thủ, nhất là các em năm 1 rất cảm động vì được sự động viên, quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho công tác học tập cũng như tập luyện của lãnh đạo khoa, nhà trường. Các cầu thủ Trường ĐH Đà Lạt sẽ đến với giải đấu với quyết tâm đá đẹp, thể hiện tinh thần của sinh viên trường là "học hết sức chơi hết mình". Rút kinh nghiệm mùa giải trước, năm nay thể lực và khả năng dứt điểm của đội đã được cải thiện nhiều. HLV Nguyễn Văn Luận chia sẻ thêm, với quyết tâm cao trong lần thứ 2 tham dự giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam, kế hoạch trong những ngày tới của đội Trường ĐH Đà Lạt là sẽ kiếm những trận giao hữu sân 11 để rèn thêm về chiến thuật. Rút kinh nghiệm chưa quen với thời tiết nắng nóng và thay đổi độ cao khiến các cầu thủ bị "ngợp" trong trận ra quân, năm nay đội sẽ di chuyển xuống Nha Trang sớm để các cầu thủ làm quen với thời tiết.Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 Cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.
Ngã rẽ bất ngờ của Champions League
Sau khi về Việt Nam, Ốc Thanh Vân xác nhận góp mặt trong Căn phòng câm lặng tại sân khấu kịch Hồng Vân. Vở diễn còn có sự tham gia của dàn nghệ sĩ như NSND Hồng Vân, nghệ sĩ Hoàng Sơn, nghệ sĩ Đinh Mạnh Phúc cùng dàn diễn viên trẻ. Trong tác phẩm, Ốc Thanh Vân vào vai Ngọc, mắc căn bệnh mất trí nhớ tạm thời, chỉ có thể lưu giữ ký ức trong một ngày. Điều kỳ lạ là Ngọc luôn bị ám ảnh về một vụ tai nạn thảm khốc với hình ảnh cô gái không mắt mũi lượn lờ trong căn biệt thự. Đến khi Quý (Khôi Nguyên thủ vai) xuất hiện, những bí mật kinh hoàng được giấu kín bấy lâu dần hé lộ. Căn phòng câm lặng đánh dấu cột mốc quay lại với sân khấu kịch dịp tết của Ốc Thanh Vân, cũng là dịp nữ nghệ sĩ hội ngộ với đàn chị Hồng Vân. Từ khi trở về Việt Nam, diễn viên 8X đã tất bật tập luyện để chuẩn bị cho màn tái xuất này. Cô chia sẻ: “Sân khấu kịch Hồng Vân là mái nhà thứ hai, nơi tôi gắn bó thời gian dài, tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp. Dù đi đâu thì tôi luôn hướng về, vì đó là cái nghiệp của mình khi đã quá yêu sân khấu”. Ốc Thanh Vân hài hước nói “về đến quê nhà tôi như sống lại” dù trước đó “đuối sức toàn tập”. Tại Việt Nam, nữ diễn viên nhận được sự hỗ trợ của mọi người nên có thể yên tâm tập trung cho công việc ở sân khấu. “Tôi đã luyện tập cho não bộ của mình có khả năng thích nghi và làm việc tách biệt. Khi ở trên sân khấu kịch, tôi chỉ biết việc mình đang làm là nhân vật và vở diễn thôi. Rời khỏi đó, tôi mới làm việc khác. Cái đầu tôi những ngày vừa qua chia làm 3, 4 ngăn. Nhưng ngăn lớn nhất, chính là sân khấu. May mắn là tôi có trí nhớ tốt, nên thuộc thoại nhanh, tập kịch tôi dùng "trí nhớ dài hạn", bởi một vở diễn cần thời gian để diễn viên cảm nhận, thêm thời gian hoàn thiện sau khi công diễn, còn các việc khác tôi dùng "trí nhớ tạm thời", xong việc là xả ra cho nhẹ đầu”, nữ diễn viên bộc bạch. Vừa mới về Việt Nam, Ốc Thanh Vân không tránh khỏi tình trạng “jetlag”. Cô chia sẻ: “Lệch 4 tiếng giữa Melbourne và Việt Nam không phải là vấn đề, thậm chí là lệch nhiều hơn vẫn lướt qua được, nhưng đó là đi du lịch. Vì mình có thể ngủ trên xe, đến nơi hăm hở đi khám phá nên không thấy quá khác biệt. Nhưng khi sống một thời gian, cơ thể đã quen nhịp đó. Mấy ngày đầu, tôi tập kịch cùng mọi người đến 22 giờ là ngáp, nước mắt chảy ròng”. Khi được hỏi về lý do gắn bó với sân khấu dù cát sê không quá cao, Ốc Thanh Vân nói nhờ nơi này, cô được khán giả yêu mến, có thêm nhiều cơ hội hoạt động ở lĩnh vực khác như phim ảnh, lồng tiếng, MC hay kể cả công việc kinh doanh và dạy yoga. Người đẹp nêu quan điểm: “Tiền có thể kiếm bằng nhiều cách, nhưng cái ơn, cái gốc thì cả đời phải nhớ”.Về câu chuyện cát sê, Ốc Thanh Vân nói cô thường hay quên phong bì cát sê khi diễn ở sân khấu. Thỉnh thoảng khi mở túi ra, nữ diễn viên mới “phát hiện” tiền lương của mình vẫn chưa được dùng. “Thật sự tôi không đến sân khấu vì cát sê bởi nếu chỉ diễn kịch sẽ không đủ chi phí cho gia đình lớn. Ngày xưa, khi sân khấu kịch ở thời hoàng kim, có thời điểm Người vợ ma diễn kịch đủ 7 ngày trong tuần, cuối tuần mỗi ngày 2 - 3 suất, chưa kể đi lưu diễn tỉnh. Cát sê cũng đủ để tích lũy. Còn mùa tết này, ăn ngủ ở sân khấu, tôi cũng đủ tiền lì xì cho cả nhà, vừa về là có việc để làm đã cảm thấy vui”, Ốc Thanh Vân bộc bạch.
Ngày 9.1, tỉnh Quảng Ninh tổ chức gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ; đồng thời khen thưởng tiền vệ Nguyễn Hai Long sau khi cùng đội tuyển quốc gia vô địch AFF Cup 2024.Theo đó, tại cuộc gặp mặt, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã trao bằng khen, tặng hoa và tiền thưởng 350 triệu đồng cho tiền vệ Hai Long. Cùng với đó, lãnh đạo CLB Bóng đá Quảng Ninh trao thưởng 100 triệu đồng cho tiền vệ đã xuất sắc tạo nên bàn ấn định tỷ số 3-2 đầy cảm xúc, tại trận chung kết lượt về với Thái Lan.Tại buổi lễ, ông Vũ Đại Thắng - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh và các lãnh đạo tỉnh biểu dương, đánh giá cao đóng góp của Nguyễn Hai Long cho đội tuyển quốc gia Việt Nam trong hành trình giành chức vô địch AFF Cup 2024. Anh đang khoác áo CLB Hà Nội.Trước tình cảm của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và CLB bóng đá Quảng Ninh, Hai Long chia sẻ: “Thực sự đây là những ngày đặc biệt với tôi sau khi trở về từ AFF Cup 2024. Tôi vinh dự có mặt tại Văn phòng Chính phủ và được diện kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ngày hôm nay, tôi tiếp tục vinh dự có mặt ở đây gặp mặt các lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh. Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn các lãnh đạo tỉnh đã luôn động viên, khích lệ. Qua đây, tôi mong muốn lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm bóng đá Quảng Ninh để đội bóng tỉnh nhà sớm trở lại đấu trường cao nhất của bóng đá Việt Nam, cung cấp nhiều cầu thủ Quảng Ninh cho bóng đá nước nhà để thỏa lòng người hâm mộ đất Mỏ, làm rạng danh cho tỉnh Quảng Ninh. Tôi cũng mong rằng trong tương lai có cơ hội trở về cống hiến cho quê hương, mang lại nhiều niềm vui cho người hâm mộ”.Trước đó, vào tối qua (8.1), tại quê nhà H.Tiên Yên (Quảng Ninh) cũng tổ chức gặp mặt trao thưởng cho Hai Long. Tại quê nhà rất đông bạn bè, người thân, khán giả đã tới trụ sở UBND H.Tiên Yên để chụp ảnh, xin chữ ký với người con xuất sắc của quê hương mình. Tại AFF Cup 2024, Hai Long là cầu thủ đầu tiên ghi bàn cho đội tuyển quốc gia, đồng thời cũng là người sở hữu bàn kết liễu Thái Lan, tại trận chung kết lượt về.Chia sẻ về bàn thắng ấn tượng trước Thái Lan, tiền vệ Hai Long cho biết, tình huống cuối trận chung kết diễn ra rất nhanh. Sau khi quan sát thấy thủ môn của Thái Lan dâng lên tấn công vào những phút cuối trận và khung thành đã bỏ trống, dù ở tư thế khó nhưng Hai Long vẫn quyết định dứt điểm từ giữa sân. Trái bóng từ từ lăn vào lưới trống trước bất chấp nỗ lực chạy về cứu bóng của hậu vệ Thái Lan.Năm 2024 là năm viên mãn với cầu thủ sinh năm 2000 quê Quảng Ninh. Hai Long đã ra sân trọn vẹn 26 trận (14 trận đá chính) cho CLB Hà Nội ở V-League 2023 - 2024. Không những vậy, cầu thủ này còn là mảnh ghép quan trọng mùa này khi góp mặt ở đội hình chính 7 trong 9 trận của đội bóng thủ đô tại giải vô địch quốc gia. Anh nắm giữ vai trò sáng tạo trên hàng công, khi chơi như một số 10 toàn năng. Hai Long có thể lùi về kéo bóng, di chuyển xông xáo để phối hợp, rồi đẩy cao dứt điểm như một tiền đạo để mang đến thêm giải pháp cho hàng tiền đạo.
Tập đoàn REE khai trương dự án bất động sản đầu tay tại Thái Bình
Cuộc trò chuyện với nữ triệu phú dâu tây không dùng bất kỳ một chữ tiếng Anh nào như chúng tôi hình dung.Sorry, are you Ms Lâm Ti? – Tôi hỏi. Vâng, chào anh. Lâm Ti nghe đây ạ, nay mình có cuộc hẹn ở nông trại của Lâm Ti phải không? - giọng tiếng Việt chuẩn, thật ngọt ngào nữ tính ở đầu dây bên kia khiến chúng tôi vô cùng bất ngờ. Hơn 30 năm ở Úc mà chất giọng Việt Nam của người phụ nữ quản lý phụ trách cả ngàn nhân viên từ khắp nơi trên thế giới vẫn rõ ràng và mạch lạc. Một giọng Việt thuần bản ngữ, có pha chút giọng gió miền Trung không lẫn vào đâu, không hề lơ lớ tí xíu nào càng khiến sự tò mò về người phụ nữ đặc biệt này.Gần 1 tiếng lái xe, chị Mai Hương – anh Huy Tuấn đưa chúng tôi đến khu ngoại ô Bullsbrook của Perth để đến với TI Group of Companies. "Làm farm" là từ thông dụng mà nhiều bà con người Việt khi nhắc đến Úc bởi một nền nông nghiệp phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và tạo ra những sản phẩm luôn tươi ngon như dâu, xoài, việt quất… Nữ "tổng quản" của khu nông trại trong chiếc áo tay dài váy ngắn càng khiến chúng tôi bất ngờ bởi làm nông nhưng không hề… sợ nắng! Cái nắng cuối xuân ở Perth không quá gay gắt, bất ngờ dịu mát hơn bởi nông trại dâu to mênh mông của Lâm Ti. Nó bạt ngàn, phủ một màu xanh và những điểm đỏ dâu ngọt. Cuối xuân cũng là cuối vụ thu hoạch dâu, những hàng dâu thẳng tắp chỉ còn sót lại màu xanh tươi của lá và những trái dâu to mọng xanh đỏ xen kẽ nhau. Cầm tờ đặc san doanh nhân do chúng tôi gửi tặng, chị Lâm Ti bất ngờ thốt lên: "Đúng rồi, báo Thanh Niên ra đời năm 86, gần 40 năm rồi. Chữ viết này rất là thân thuộc với Lâm Ti…". Những dòng chữ Việt thân thuộc như hiện về với nữ Tổng giám đốc này. Cùng gia đình sang Úc khi đang học lớp 7 vào năm 1991, vốn tiếng Việt của cô bé 14 tuổi khi đó vẫn giữ vững, phát triển hơn không chỉ ở nói, viết mà không hề bị mai một. Có lẽ khá lâu rồi cô mới đọc một tờ báo tiếng Việt.Cùng gia đình sang ngay Tây Úc này từ thập kỷ 90, vừa đi học, Lâm Ti học nghề nông trại từ ba nuôi. Ông vốn là một nhà nhập xuất khẩu trái cây bản xứ lâu đời. Cái vận "nông dân" ứng lại với cô gái trẻ này. Ở đất nước tạo ra cơ hội như Úc, nữ tổng giám đốc TI of Companies tự nhận mình: "Ti không hề giỏi, không hề hay hơn ai nhưng vì cơ hội nếu mình chịu làm, chịu khó. Chỉ cần chịu cực để làm việc lao động thì kết quả sẽ đến". Ký ức của 33 năm về trước với người phụ nữ giỏi giang này. Quê Nha Trang Khánh Hòa, từ nhỏ chị đã quen thuộc với cây cỏ trong vườn nhà, cây gì, trái nào, sinh trưởng ra sao. Sinh ra ở vùng gió biển, xứ cát trắng, nữ giám đốc này hiểu thế nào về khu rẫy nhà mình với sự sinh trưởng của các loại cây trái ở vùng đất khắc nghiệt cho trồng trọt. Ký ức tuổi thơ của chị chính là những cây khoai mì, cây lúa, hay đậu phộng. Những cây cối tự nhiên trong vườn nhà, trong ký ức tuổi thơ là hành trang để chị đi tiếp với quả dâu trong suốt hơn 20 năm qua như một cái duyên mà khó người nào lý giải được. Nó là "vốn liếng" ít ỏi cho chị để hiểu hơn về những cây trái, đặc biệt là trái dâu khi được trồng ở Úc. Với lãnh thổ rộng lớn nhưng chắc ít người biết rằng, 2/3 lãnh thổ nước Úc không có người sinh sống vì địa hình địa lý khác biệt. Phụ ba trong công ty, nghiệp nông dân lại vận vào người phụ nữ duyên dáng này. Ba nuôi của chị có sẵn công ty xuất khẩu trái cây, rau củ nên vừa học vừa làm vừa phụ ba trong suốt giai đoạn trưởng thành. Một may mắn mà chị thừa nhận là khi đó cộng đồng người Việt tại Perth và Tây Úc trồng trái cây rất nhiều, công việc giúp chị quen biết kết nối dần với bà con nông dân cùng là đồng hương nơi xứ người. Cái duyên VN giúp chị dễ kết nối gần gũi hơn với bà con và khi ba chị bán công ty, chị vẫn tiếp tục làm việc cho ông chủ mới thêm 2 năm để tích lũy kinh nghiệm.Nhưng đâu phải cuộc đời của Lâm Ti chỉ luôn là nông dân. Đã từng có một thời gian, người phụ nữ ấy đã theo đuổi điều mong muốn khác. Là phụ nữ, lại yêu cái đẹp nữ giám đốc ngày nay khi đó cũng muốn "thay đổi cuộc đời" không làm nông dân nữa, chị nghỉ việc và theo học kinh doanh, marketting… Quyết tâm không làm nông dân cũng lớn dần trong khao khát của người thiếu nữ khi đó. "Tại sao mình là phụ nữ, tại sao không trở thành họa sĩ, người mẫu mà lúc nào cũng đi làm rẫy?", câu hỏi đó cứ thôi thúc chị vì mua bán nông sản khi đó rất cực, theo dõi canh tác, buôn bán nội địa nên đi học về ngủ đến 3-4 giờ sáng chị đã phải dậy vận chuyển hàng hóa giao cho các chợ, siêu thị. "Mình không thể tiếp tục thế này bởi sau này còn gia đình, con cái", chị nghĩ vậy và thế là chị nghỉ ngang đi học marketting, học kinh doanh, lấy bằng mua bán bất động sản. Nghiệp nông dân chính thức kết thúc sau khi chị đi làm, bán được 2 căn nhà trong 6 tháng. Những tưởng bà chủ dâu ở Perth sẽ trở thành một doanh nhân địa ốc thế nhưng cuộc gọi điện của chú Berry - ông chủ cũ mua lại công ty của ba chị (cũng là bạn của ba) muốn chị trở lại phụ công ty là một bước ngoặt rất lớn. Công ty chỉ mua bán nội địa nên khả năng phát triển gần như không thể bùng nổ được nữa, với kiến thức học được về markertting, chị mạnh dạn đề xuất nếu chị quay trở lại, công ty phải chuyển hướng dần sang xuất khẩu. Thế là duyên nợ "nông dân" lại trở về với cô Lâm Ti sau cuộc gọi điện đó. Về làm mảng xuất khẩu, chị được giao cho chiếc vé máy bay khứ hồi bay sang Hồng Kông để thương thuyết đưa hàng vào 2 siêu thị lớn nhất Hồng Kông khi đó. Mọi bài vở chuẩn bị sẵn bỗng chốc tan biến khi gặp ông chủ lớn nhưng thật may mắn kết cục đơn hàng thành công. Kinh nghiệm và kiến thức đàm phán, kết nối bạn hàng quốc tế chính thức được tích lũy từ đây. Về phụ thêm một thời gian, cô nông dân ngày nào mạnh dạn chính thức ra riêng dù còn rất trẻ. Đó là một quyết định lịch sử để tạo nên tập đoàn TI dâu như hiện nay. TI Group Companies của bà chủ Lâm Ti được thành lập vào năm 2003 sau câu tư vấn nhẹ nhàng của ba nuôi chị: Bây giờ con đi làm mà con có được vui với công việc của con không? Vui rồi, thì tiền bạc mà người trả cho con có vui hay không? Nếu đã vui đã đủ thì có cái gì mà con lo đâu, con mới có 26 tuổi, 3 năm nữa con cũng chỉ mới 29 tuổi và vẫn dưới 30 tuổi mà, nếu có sai thì mình vẫn còn thời gian làm lại. Chị thừa nhận lúc đó: "Mình lo lắm, thiếu kiến thức, còn trẻ đủ thứ cả nhưng câu nói của ba nuôi khiến mình cảm thấy thoải mái và không còn lo lắng gì cả". Cái hay của người nữ giám đốc này là nhận ra thời cuộc. Hơn 20 năm trước, Nhưng với đầu óc nhạy bén nhìn ra cơ hội của trái dâu nên thời điểm 2008 – vài năm sau khi thành lập công ty chị bắt đầu "bén duyên" và tạo nên một tập đoàn trồng và xuất khẩu trái dâu như hiện nay. Với kiến thức học được, sớm nhận ra thị trường táo, đào đang phải cạnh tranh gay gắt với Nam Phi hay táo New Zealand nên đã chủ động chuyển hướng sang quả dâu. Điều quan trọng để chị chuyển hướng chính là việc hơn 95% cộng đồng gốc Việt tại Tây Úc chủ yếu chỉ trồng dâu. Cùng là đồng hương, cùng kết nối trong bao nhiêu năm, mối mang, bạn hàng. Với lợi thế cùng giao tiếp bằng tiếng Việt, nên bà con cảm thấy thoải mái, tin tưởng. Quan trọng hơn hết chị Lâm Ti cùng người bạn trai khi đó anh Jame (rất đẹp trai) thực hiện một cuộc "cách mạng về nông nghiệp" cho bà con bởi cách đây gần 20 năm trồng trọt bên Úc cũng theo kiểu gia đình truyền thống. Sản lượng và chất lượng mỗi nhà đều khác nhau. Điều đó là rất khó để xuất khẩu, chào hàng cho các nước khác. Chị và người bạn đồng hành của mình quyết định bao tiêu đầu ra, đặc biệt là chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt chuyển giao cho các nông dân gốc Việt. Trong suy nghĩ của người viết, đó là một quyết định lịch sử nhưng người phụ nữ khiêm nhường như chị chỉ đánh giá rằng: "Nó là một bất ngờ và may mắn, giúp mình nắm lấy cơ hội để phát triển đến hôm nay". Chàng nông dân Jame chắc hẳn là một anh nông dân đẹp trai nhất tôi từng biết, to con lực lưỡng và rất đẹp trai, từ khi quen Lâm Ti anh cũng bén duyên luôn với nông nghiệp. Người bạn đời này (trước đây) đã dồn toàn tâm toàn ý cho nghiên cứu, khoa học kỹ thuật để cho chất lượng quả dâu được tốt nhất. Chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp là một bước đi lịch sử đúng thời điểm khi đó để bà con yên tâm canh tác, thu hoạch. Khi những đơn hàng bắt đầu đều đặn, bà chủ Lâm Ti chính thức mở nông trại. "Mở farm thì mình vui lắm nhưng cũng cực lắm luôn. Không biết tại sao mình lại mở farm làm gì?", chị nói.Giữa nông trại dâu mênh mông cuối mùa, những quả dâu to mọng xanh đỏ to gấp đôi ngón tay cái là rất nhiều thành quả mà công sức và tình yêu trái dâu của Lâm Ti và James dồn vào đấy trong suốt 22 năm qua. Cả 2 đều yêu quả dâu, đều yêu cái nắng – cát của miền Tây Úc mênh mông. 21 năm qua cặp đôi trên vừa là đồng nghiệp, vừa là nhà đồng sáng lập và cũng là bạn đời của nhau với 2 người con nay đã 14 và 12 tuổi. Thế nhưng chữ duyên chung nhà dừng lại 10 năm qua. Trong 10 năm ấy, cả hai vẫn là 2 người bạn tốt đồng hành cùng nhau điều hành TI Group Companies và dồn toàn tâm toàn ý tình yêu vào quả dâu tươi. Thế bí quyết thành công của TI Group Companies là gì để mỗi ngày có thể xuất khẩu khoảng 20 tấn dâu đi các thị trường khó như: Singapore, Hồng Kông, Thái Lan? – chúng tôi hỏi. Mỉm cười nhẹ nhàng, nữ giám đốc không nói điều gì to tát mà chỉ đơn giản bằng 2 chữ: "chuyên nghiệp!". Chuyên nghiệp trong nâng cao chất lượng sản lượng quả dâu bằng khoa học kỹ thuật – yếu tố tiên quyết trong xuất khẩu nông sản. "Chưa bao giờ Lâm Ti giới thiệu hàng của mình là ngon nhất, chất lượng nhất và giá rẻ nhất mà mình hãy làm tốt nhất có thể trong khả năng và công việc của mình để đối tác cảm nhận và đánh giá", chị Lâm Ti khiêm tốn chia sẻ. Nữ giám đốc Lâm Ti cũng rất mong muốn một ngày nào đó, quả dâu tươi từ Úc của chị sẽ chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam, hoặc những chuyến trở về quê hương nguồn cội chị và Jame sẽ có cơ hội được chia sẻ những kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân ở quê nhà. Anh nông dân Jame nhận xét nông nghiệp VN rất có tiềm năng nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong nhiều chuyến đi đến VN, được trải nghiệm và tận mắt chứng kiến bà con nông dân sản xuất canh tác, anh Jame cho biết thói quen tập quán cũ và câu chuyện ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp là một trong những điều kiện tiên quyết mà VN cần thay đổi để thúc đẩy một nền nông nghiệp phát triển. Ngoài tình yêu nông trại và trái dâu, nữ giám đốc Lâm Ti cũng rất nhiệt tình trong các hoạt động cộng đồng của bà con, kiều bào tại TP.Perth. Tại lễ hội Xuân Quê hương vừa qua, chúng tôi tình gặp lại lại chị với nụ cười dịu dàng khi không ngại ngồi dự khán dưới ánh nắng chói chang theo dõi nhiều tiết mục văn hóa truyền thống của Việt Nam. Với Lâm Ti, một phụ nữ Úc rất Việt Nam và rất thuần nông giản dị, phát triển nông nghiệp ở Úc là để trả ơn nước Úc và cũng là một cầu nối để có thể giúp quê hương nguồn cội VN của mình qua nhiều hình thức khác nhau từ lao động đến nông sản, nông nghiệp, một cách nhẹ nhàng, duyên dáng nhất!Sự thành công của những người phụ nữ Việt tại Tây Úc được xây dựng trên nhiều yếu tố quan trọng. Trước hết là tinh thần kiên trì, bền bỉ và sự chăm chỉ của họ. Người phụ nữ Việt Nam luôn có sự kiên nhẫn và tinh thần vượt khó, điều này đã giúp họ vượt qua những thử thách và khó khăn trong cuộc sống và công việc. Thứ hai, là sự linh hoạt và khả năng thích nghi. Các phụ nữ Việt tại Tây Úc đã thể hiện khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường mới, từ việc nắm bắt ngôn ngữ, văn hóa đến việc hòa nhập vào cộng đồng địa phương. Họ không ngại thử thách và luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân. Thêm vào đó là sự tự tin và quyết tâm. Những người phụ nữ Việt tại Tây Úc luôn tự tin vào khả năng của mình và không ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu. Họ biết rằng sự thành công không đến từ may mắn mà từ sự nỗ lực không ngừng. Và trên hết là tinh thần tự hào dân tộc, luôn hướng về quê hương, đất nước. Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên những người phụ nữ Việt Nam thành công, góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của cộng đồng người Việt ở sở tại.Tổng lãnh sự Việt Nam tại Perth - Nguyễn Thanh Hà